Công tác tuyên truyền
Tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi quốc tế
- Được đăng: Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 07:37
- Lượt xem: 15327
(TGAG)- Bác Hồ - Người luôn dành hết tình yêu thương cho hết thảy, cho muôn loài. Người “yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành cây”. Trong Di chúc của mình, Bác còn: “Để lại muôn vàn tình yêu thương cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. Với thiếu nhi quốc tế, Bác cũng luôn dành những tình cảm đặc biệt. Cũng giống như vầng dương tỏa sáng khắp hành tinh, thiếu nhi trên khắp năm châu cũng đều hướng về Bác với một tình cảm và niềm kính yêu vô bờ bến.
Hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi Liên Xô được chụp vào tháng 8/1957
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 năm nay, xin được đề cập đến những tình cảm mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta dành cho thiếu nhi trên khắp thế giới mỗi lần Người có dịp đến thăm.
Trong suốt cuộc hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến không biết bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi nơi đặt chân tới, Người đều để lại niềm thương yêu quý trọng chân thành của loài người tiến bộ trên hành tinh, đặc biệt là đối với thiếu niên nhi đồng - thế hệ sẽ nối tiếp sự nghiệp cách mạng, mà theo Bác đó là thế hệ kế tục quyết định thành công của cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Năm 1946, giữa lúc “dầu sôi lửa bỏng” của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Pháp dự hội nghị Phôngtennơblô. Giữa bộn bề công việc và sức ép của dư luận, Bác Hồ vẫn được chào đón trong rực trời hoa của thiếu nhi nước Pháp hân hoan chào đón Người.
Theo thống kê sơ bộ trong những lần sang Mông Cổ (tháng 7/1955), sang Bắc Hải, Bắc Kinh - CHND Trung Hoa (27/6/1955), Mát-xít-cơ-va (27/8/1957), sang thăm trường Trung học số 28 Bình Nhưỡng - CHND Triều Tiên (tháng 7/1957), sang Tiệp Khắc, Hunggari, Ba Lan, Nam Tư, Anbani và Bugari đều vào năm 1957, rồi cùng với Thủ tướng Ấn Độ Nê-Ru thăm học sinh khiếm thị nhân dịp Bác sang thăm Ấn Độ vào tháng 02/1958… Đi đến đâu, Bác cũng được các cháu thiếu nhi chào đón nồng nhiệt. Qua mỗi lần tiếp xúc giữa Bác với các cháu thiếu nhi quốc tế đều để lại trong lòng các cháu thiếu nhi quốc tế tình cảm chân thành sâu sắc về Bác. Đó không đơn thuần là tình cảm của một vị lãnh đạo của một nước nằm ở Đông Nam Á mà đó là tình cảm của một người Ông dành cho cháu con của mình, là tình cảm thiêng liêng của một gia đình hoàn toàn mang đậm màu sắc Việt Nam. Qua những mẩu chuyện cảm động về Bác Hồ dưới đây, phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn tấm lòng của Bác đối với thiếu nhi quốc tế nói chung và thiếu nhi Việt Nam nói riêng.
Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc. Bác Hồ tiếp đoàn thiếu nhi đến thăm, cháu nào cũng muốn được đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau.
Để ổn định trật tự, Bác hỏi: Các cháu thấy Bác gầy hay mập?
Các cháu trả lời: Bác gầy lắm ạ.
Bác lại hỏi: Vậy các cháu có muốn Bác gầy không?
Các cháu đồng thanh trả lời: Không ạ
Bác nói tiếp: Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi.
Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Năm 1946, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thị trưởng thành phố Pari mở tiệc long trọng thiết đãi Bác Hồ. Khi ra về, Người lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi. Mọi người ngạc nhiên, tò mò trước cử chỉ ấy của Bác.
Ra đến cửa, Bác nhìn thấy rất đông bà con Việt Kiều và người Pháp đứng đón mừng Bác. Trông thấy một bà mẹ bế trên tay một cháu bé, Bác tiến lại gần, giơ tay bế cháu bé. Lúc ấy, Bác rút trong túi ra quả táo đưa cho cháu bé. Mẹ cháu bé và những người cùng đi rất cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của Bác Hồ.
Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm quan tâm đặc biệt đối với thế hệ trẻ Việt Nam và thế giới. Những lời dạy, bài viết, tình cảm của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá đối với dân tộc, thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.
Trước lúc người đi xa, cũng nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/1969, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong Di chúc của mình, Người khẳng định: “…Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Trải qua thời gian, những câu chuyện về Bác và các cháu thiếu nhi vẫn còn nguyên giá trị. Bác luôn có một sự gắn bó mật thiết, một tình cảm trìu mến, hiền hòa và chu đáo với thiếu nhi. Đó là sự ấm áp vô cùng của một vị lãnh tụ vĩ đại. Có thể nói, tình yêu thương của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, đối với thiếu niên, nhi đồng đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ Việt Nam bước vào đời, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn. Và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam và quốc tế vẫn luôn nhớ về Bác Hồ kính yêu và âm vang cất cao lời ca tiếng hát:
Còn nhiều, nhiều nữa những câu chuyện giản dị mà cảm động đến trào rơi nước mắt như thế của Bác Hồ Chí Minh với thiếu niên nhi đồng trên thế giới mà mỗi lần có dịp tìm hiểu, chúng ta như có cảm giác lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ tích thần kỳ. Vâng, đó cũng là những câu chuyện cổ tích, chỉ có điều nó không được viết từ thời “ngày xửa ngày xưa” mà nó được viết lên trong thời đại ngày hôm nay - thời đại Hồ Chí Minh./.
Thanh Tiền
------------------------------
Tài liệu tham khảo:
- Bác Hồ với thiếu nhi quốc tế - Bản tin Tuổi trẻ Tây Đô (số 99 năm 2015).
- Những câu chuyện nhỏ về Bác Hồ với thiếu nhi.
Hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi Liên Xô được chụp vào tháng 8/1957
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 năm nay, xin được đề cập đến những tình cảm mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta dành cho thiếu nhi trên khắp thế giới mỗi lần Người có dịp đến thăm.
Trong suốt cuộc hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến không biết bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi nơi đặt chân tới, Người đều để lại niềm thương yêu quý trọng chân thành của loài người tiến bộ trên hành tinh, đặc biệt là đối với thiếu niên nhi đồng - thế hệ sẽ nối tiếp sự nghiệp cách mạng, mà theo Bác đó là thế hệ kế tục quyết định thành công của cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Năm 1946, giữa lúc “dầu sôi lửa bỏng” của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Pháp dự hội nghị Phôngtennơblô. Giữa bộn bề công việc và sức ép của dư luận, Bác Hồ vẫn được chào đón trong rực trời hoa của thiếu nhi nước Pháp hân hoan chào đón Người.
Theo thống kê sơ bộ trong những lần sang Mông Cổ (tháng 7/1955), sang Bắc Hải, Bắc Kinh - CHND Trung Hoa (27/6/1955), Mát-xít-cơ-va (27/8/1957), sang thăm trường Trung học số 28 Bình Nhưỡng - CHND Triều Tiên (tháng 7/1957), sang Tiệp Khắc, Hunggari, Ba Lan, Nam Tư, Anbani và Bugari đều vào năm 1957, rồi cùng với Thủ tướng Ấn Độ Nê-Ru thăm học sinh khiếm thị nhân dịp Bác sang thăm Ấn Độ vào tháng 02/1958… Đi đến đâu, Bác cũng được các cháu thiếu nhi chào đón nồng nhiệt. Qua mỗi lần tiếp xúc giữa Bác với các cháu thiếu nhi quốc tế đều để lại trong lòng các cháu thiếu nhi quốc tế tình cảm chân thành sâu sắc về Bác. Đó không đơn thuần là tình cảm của một vị lãnh đạo của một nước nằm ở Đông Nam Á mà đó là tình cảm của một người Ông dành cho cháu con của mình, là tình cảm thiêng liêng của một gia đình hoàn toàn mang đậm màu sắc Việt Nam. Qua những mẩu chuyện cảm động về Bác Hồ dưới đây, phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn tấm lòng của Bác đối với thiếu nhi quốc tế nói chung và thiếu nhi Việt Nam nói riêng.
Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc. Bác Hồ tiếp đoàn thiếu nhi đến thăm, cháu nào cũng muốn được đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau.
Để ổn định trật tự, Bác hỏi: Các cháu thấy Bác gầy hay mập?
Các cháu trả lời: Bác gầy lắm ạ.
Bác lại hỏi: Vậy các cháu có muốn Bác gầy không?
Các cháu đồng thanh trả lời: Không ạ
Bác nói tiếp: Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi.
Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Năm 1946, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thị trưởng thành phố Pari mở tiệc long trọng thiết đãi Bác Hồ. Khi ra về, Người lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi. Mọi người ngạc nhiên, tò mò trước cử chỉ ấy của Bác.
Ra đến cửa, Bác nhìn thấy rất đông bà con Việt Kiều và người Pháp đứng đón mừng Bác. Trông thấy một bà mẹ bế trên tay một cháu bé, Bác tiến lại gần, giơ tay bế cháu bé. Lúc ấy, Bác rút trong túi ra quả táo đưa cho cháu bé. Mẹ cháu bé và những người cùng đi rất cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của Bác Hồ.
Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm quan tâm đặc biệt đối với thế hệ trẻ Việt Nam và thế giới. Những lời dạy, bài viết, tình cảm của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá đối với dân tộc, thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.
Trước lúc người đi xa, cũng nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/1969, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong Di chúc của mình, Người khẳng định: “…Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Trải qua thời gian, những câu chuyện về Bác và các cháu thiếu nhi vẫn còn nguyên giá trị. Bác luôn có một sự gắn bó mật thiết, một tình cảm trìu mến, hiền hòa và chu đáo với thiếu nhi. Đó là sự ấm áp vô cùng của một vị lãnh tụ vĩ đại. Có thể nói, tình yêu thương của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, đối với thiếu niên, nhi đồng đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ Việt Nam bước vào đời, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn. Và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam và quốc tế vẫn luôn nhớ về Bác Hồ kính yêu và âm vang cất cao lời ca tiếng hát:
“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
A! có Bác Hồ đời em được ấm no
Chúng em kính dâng ngàn đóa hoa lên Bác Hồ”
Còn nhiều, nhiều nữa những câu chuyện giản dị mà cảm động đến trào rơi nước mắt như thế của Bác Hồ Chí Minh với thiếu niên nhi đồng trên thế giới mà mỗi lần có dịp tìm hiểu, chúng ta như có cảm giác lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ tích thần kỳ. Vâng, đó cũng là những câu chuyện cổ tích, chỉ có điều nó không được viết từ thời “ngày xửa ngày xưa” mà nó được viết lên trong thời đại ngày hôm nay - thời đại Hồ Chí Minh./.
Thanh Tiền
Tài liệu tham khảo:
- Bác Hồ với thiếu nhi quốc tế - Bản tin Tuổi trẻ Tây Đô (số 99 năm 2015).
- Những câu chuyện nhỏ về Bác Hồ với thiếu nhi.